Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2010

Từ bài thơ gây chấn động dư luận và “đêm trước đổi mới”

Cách đây tròn hai mươi năm, mùa xuân năm 1986, trước thềm Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, bài thơ “Mùa xuân nhớ Bác” của tác giả Phạm Thị Xuân Khải đăng trên báo Tiền Phong đã gây xôn xao dư luận cả nước.
Bài thơ được nhiều bạn đọc đánh giá là "trái bom" là "ngòi nổ" đã được châm mồi, có sức công phá lớn, đột phá mạnh góp phần phá vỡ cái bảo thủ trì trệ, thêm một tiền đề tạo nên Cái Mới tiến bộ, thể hiện ở công cuộc Đổi Mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo.

Tiếng tơ lòng của một lão nông

Trần Ninh Thụy (Báo Nông nghiệp)
Sau hai trường ca “Bài ca Đất Việt” và “Bài ca dâng Đảng” được độc giả hoan nghênh. Vào tháng 10/2009, lão nông Vũ Đình Thự (70 tuổi) lại cho ra mắt trường ca “Thái Bình đẹp mãi bài ca” (NXB Hội Nhà văn).
Chúng tôi tìm về quê ông, một làng có cái tên rất nôm na là làng Hống, thuộc xã Thuỵ Ninh, huyện Thái Thuỵ (Thái Bình). Nhà ông nằm tận đầu làng, trước mặt là đồng lúa bát ngát. Cổng khoá chặt nhưng thấy sau vườn thấp thoáng có bóng người, chúng tôi lên tiếng gọi:
- Ban ngày ban mặt, sao mà ông khoá cửa kỹ thế?

Đền hệ xã Thụy Ninh-Thái Thụy


Được xếp hạng DTLSVH năm 1990
Đền Hệ xưa là một ngôi miếu nhỏ thuộc trang Ninh Cù, đạo Sơn Nam Hạ nay là làng Hệ xã Thụy Ninh, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
Cách đây 1000 năm Đền được nhân dân xây dựng để thờ hai vị hậu duệ của dòng họ Hùng Vương là bà A Đại Đồng Phu Nhân và Ngô Đồng Đại Vương. Đền là đồn bính của quân đội nước Đại Việt ở các triều đại Lý-Trần-Lê. Các tướng lính như Lý Đạo Thành, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Bùi Bị,…đã đóng quân tại đây để củng cố lực lượng, luyện tập binh đao đánh quân Chiêm Thành ở thế kỷ 11 và góp phần dẹp giặc Nguyên Mông trong trận thủy chiến Bạch Đằng vào mùa xuân nưm 1288.

Thứ Tư, 27 tháng 1, 2010

Thái Bình: Xe buýt thành... xe chợ


Không chỉ là chuyện giá vé tăng tuỳ tiện gây bức xúc trong dư luận, giờ đây nhiều chuyến xe buýt đang trở thành xe... chợ, tuỳ tiện dừng đỗ đón trả khách gây mất trật tự ATGT.

Công ty Hoàng Hà áp dụng hình thức trả lương cho lái, phụ xe thông qua doanh thu hàng ngày kể  từ đầu tháng 11/2008. Mức lương của nhân viên bán vé được tính bằng 7% tổng doanh thu trong tháng đạt được, lương của lái xe là 9%.

Thứ Ba, 26 tháng 1, 2010

Nhà thơ GIA DŨNG đã chọn thơ truyền đời như thế nào?


Nhà thơ GIA DŨNG đã chọn thơ truyền đời như thế nào?
Mỗi một tập sách ra đời là điều mừng cho "quê lúa", nhưng tuyển tập văn chương Thái Bình mười thế kỷ đã gây không biết bao tranh cãi...
Nhà thơ Nguyễn Long nhận định về phần thơ trong tuyển tập “Văn chương Thái Bình mười thế kỷ” do nhà thơ Gia Dũng biên soạn: “Trong số những bài của đông đảo người viết chưa hề được bạn đọc ở địa phương biết đến ấy có thể nói nhiều nhất là ở Hưng Hà. Tập tuyển hầu như bê nguyên những bài thơ in trong tập Thơ Hưng Hà của những cây bút CLB thơ huyện Hưng Hà vào sách. Phải nói rằng thơ Hưng Hà 2 tập do Trung tâm văn hoá huyện ấn bản năm 2006 và 2008 chỉ được một số bài có chất thơ còn hầu hết là những bài ghép vần kể lể, là thơ thù tạc giao lưu trong CLB"

Nhà thơ Đỗ Trọng Khơi lấy được vợ là nhờ một… cuốn sách


Thái Bình có chuyện không ngờ
Nhà văn viết đứng, nhà thơ viết nằm...
     'Nhà văn viết đứng' là Trần Văn Thước, còn “Nhà thơ viết nằm” là Đỗ Trọng Khơi. Cách đây gần mười năm, tôi từng cất công tìm về vùng quê lúa, thực hiện bài phóng sự về hai nhân vật đặc biệt này. Họ đặc biệt bởi đều là những người khuyết tật, vượt lên số phận và trở thành nhà văn nổi tiếng. Hai bài viết sau khi đăng báo, xôn xao dư luận, đã được chọn đưa vào tập chuyện làng văn nghệ và chân dung văn nghệ sĩ mang tên “Đa tài và đa tình” (NXB Hội Nhà văn ấn hành năm 2005)…


 Đầu tháng 6-2009, tôi bất ngờ nhận được điện thoại của nhà thơ Đỗ Trọng Khơi thông báo anh sắp cưới vợ. Tôi càng bất ngờ hơn, khi nghe Khơi nói anh sắp lấy được vợ là nhờ cuốn sách “Đa tài và đa tình” của tôi: Một cô gái ở tận Bạc Liêu khi đọc bài viết trong đó, đã cảm động mà tình nguyện làm vợ anh. Đám cưới của hai người đã được tổ chức vào ngày Chủ nhật, 14-6-2009.

Chợ quê


Tác giả: Hà Cừ
Bao năm về lại chợ quê
Người đi vẫn cứ nón mê, áo chằm
Vàng hương, mũ mã tuần rằm
Liêu xiêu chiếc thúng người cầm nơi tay
Chợ quê con tép cũng gầy
Con cua, con cá dính đầy bùn tươi
Mớ rau muống, mớ mồng tơi
Quả bầu, quả bí nói lời gió sương
Chênh vênh mái lá bên đường
Ào ào ngọn gió bụi vương trắng bờ...

Sông Hoá


Tác giả: Tô Ngọc Thạch
Nước ta có nhiều dòng sông nổi tiếng. Nổi tiếng về chiều dài, độ lớn. Nổi tiếng về sự hung dữ. Nổi tiếng về những chiến công lịch sử. Và còn rất nhiều dòng sông nhỏ của từng vùng từng miền. Như con sông Hóa trong thơ Tô Ngọc Thạch chẳng hạn. Con sông ranh giới giữa Hải Phòng và Thái Bình, người nơi khác không biết có nó. Thì bây giờ tôi, anh, mọi người biết có nó, biết thêm một con sông mới, sông Hóa. Sông có thật, nhưng cũng là sông của kỷ niệm, của thi ca.

Bài thơ "Gửi Mẹ" của Nguyễn Đức Cảnh


Tác giả: Nguyễn Đức Cảnh
“Lọt cửa sổ gió đông hiu hắt
Ván xà lim lạnh ngắt như đồng
Não lòng cho khách anh hùng
Mơ  màng thần mộng tới trong quê nhà
Xót tình con trẻ mẹ già
Tấm lòng thương nhớ biết là có nguôi
Chốc đà bảy, tám năm trời
Huyên đường nay đã da mồi tóc sương
Một mình trằn trọc canh trường
Nát lòng muôn việc giữa đường chưa xong
Ngổn ngang trăm mối bên lòng
Xông pha giông tố chỉ mong độ về
Hồn còn mang nặng lời thề
Nát thân chưa dễ đền nghì trời mây
Tạ từ vĩnh quyết từ đây
Cúi xin từ mẫu chóng khuây nỗi buồn”.


Nỗi nhớ Diêm Điền


Tác giả: Đoàn Văn Nghiêu
Kính tặng anh NGUYỄN ĐỨC ĐÁT
Diêm Điền ơi! Gió Lộng mù khơi
Người ra đi để ai chờ ai đợi
Nỗi nhớ khôn nguôi trải xa vời vợi
Cứ nghẹn lời, thương nhớ lắm người ơi!
*
Cảng Diêm Điền mây trắng chơi vơi
Ngóng phía chân trời mong tàu về cập bến.
Xóm Cồn nhớ tuần trăng anh đến
Hương hoa Hoè còn ngát lối người qua.

*



Thứ Hai, 25 tháng 1, 2010

Nhặt được một cây vàng trả lại người mất


Tại Hội nghị Biểu dương những điển hình tiên tiến làm theo lời Bác huyện Thái Thụy, nhiều người cảm phục việc làm của em Phạm Thị Làn, học sinh lớp 12 A13 trường THPT Tây Thụy Anh. Nhà em có hoàn cảnh rất khó khăn nhưng khi nhặt được một cây vàng, em đã không đắn đo trả lại người mất
Quê Làn ở thôn Thanh Do-xã Thụy Thanh. Em kể lại: Hôm đó vào buổi sáng ngày 20/10, cũng như mọi ngày, em rời nhà đi học, đạp xe đến giữa làng thì nhìn thấy một dây chuyền to màu vàng rơi ở đường. Làn dừng xe nhặt dây chuyền lên vừa giật mình, vừa run vì từ bé đến giờ chưa bao giờ được cầm được một vật có giá trị như vậy, sau đó đem cất vào cặp sách đi tiếp.

Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2010

Nằm ngửa làm thơ



Hiểu thêm về: Phạm Minh Giắng
Trong "góc cô đơn", như thơ ông viết, ông nằm ngửa, dán cái thân hình chưa tới 30kg xuống giường.

60 tuổi, thì hơn 40 năm nay, ông chỉ nằm với tư thế đó, đôi chân đã "chết" khiến ông không thể ngồi dậy.
Tay phải cầm bàn phím trên không, những ngón tay trái thanh mảnh nhọc nhằn rờ từng phím chữ. Lách cách... Những câu thơ run rẩy hiện lên màn hình...
 Ít ai ngờ, "thi sĩ nằm" này đã "sinh hạ" được hai tập thơ... Không biết ông có biết, ở Thái Bình cũng có một nhà thơ có tên tuổi, nhưng tuổi kém ông và cũng nằm trên giường làm thơ, đó là nhà thơ Đỗ Trọng Khơi.

22 bài thơ chúc tết của Bác Hồ


Sinh thời, Bác Hồ có 22 bài thơ chúc tết đồng bào ta. Trừ bài thơ chúc tết đầu tiên viết năm 1942 dưới Mặt trận Việt Minh, còn 21 bài thơ chúc tết còn lại, Bác viết với cương vị Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà để gửi đồng bào cả nước. Nội dung bài thơ chúc tết của Bác thường có các phần: tổng kết tình hình năm qua, nhận định tình hình sắp tới, chúc mừng đồng bào nhân dịp xuân về và kêu gọi đoàn kết, thi đua để hoàn thành tốt nhiệm vụ… 


Thứ Năm, 21 tháng 1, 2010

Thái Thụy chuyển mạnh từ học tập sang làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh


Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được huyện Thái Thụy triển khai thực hiện từ năm 2007, đến nay mỗi Đảng bộ, Chi bộ và từng cá nhân đã vận dụng sáng tạo vào điều kiện thực tiễn để biến thành những phong trào thi đua sôi nổi, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Thứ Tư, 20 tháng 1, 2010

Nông dân


Tác giả: Nguyễn Sĩ Đại
Có người nói nông dân không tư tưởng
Nông dân làm cản trở bánh xe lăn
Tôi đã thấy nông dân suốt một đời làm lụng
Nuôi cái ăn chung trên mảnh đất khô cằn.

Tôi đã thấy trên chiến trường ngã xuống
Những nông dân áo lính, máu tươi ròng
Chết tưới đất, sống ngày cày xới đất
Không bổng lộc nào theo đến luỹ tre xanh.





Diễn ca truyền thuyết năm chị em nhà ngài


Đồng tác giả : Nguyễn Văn Dấp, Đào Ngọc Bồng
Là những lớp người được sinh ra và lớn lên khi đất nước không còn bóng thù phương Bắc, được sống yên vui hạnh phúc trên mảnh đất thân yêu này.
Nhớ về ngàn đời xưa, qua Ngọc phả năm vị Đại Vương mới nhận thấy rằng tổ tiên, ông cha ta thật vĩ đại. Một dân tộc có biết bao tài năng xuất chúng với những điển tích của nhiều thế hệ đã đi vào lịch sử truyền thống chống giặc ngoại xâm giành độc lập dân tộc.
Những dấu ấn trong Ngọc phả do các bậc tiền nhân lưu truyền cho hậu thế hầu hết lag chữ Hán, chưa thông dụng với người Việt hiện nay. Vì vậy Ngọc phả năm vị Đại vương đã có từ lâu đời mà đến với nhân dân vẫn còn khoảng cách.
Chúng tôi rất cảm ơn người đã dịch Ngọc phả này để mọi người cùng được đọc và hiểu sự tích một cách thuần đáo. Mặc dù không chuyên, khả năng có hạn nhưng với lòng nhiệt thành và tâm huyết đã giúp chúng tôi mạnh dạn chuyển thể Ngọc phả này thành những vần thơ để đến với nhân dân dễ dàng, lắng đọng trong lòng người được rộng rãi hơn.

Thứ Bảy, 16 tháng 1, 2010

Về quê đi chợ Hiếu



Chợ Hiếu xã Thụy Quỳnh nổi tiếng từ xưa. Phiên chợ vào ngày 2 ngày 7 hàng tháng. Trước đây chợ to hơn nhiều, vào những ngày phiên người ta mang cả trâu, bò đến bán. Trong chợ bầy bán đủ thứ hàng, ngoài ra còn có đến mấy hàng cơm lúc nào cũng đông khách ăn uống.
Chợ Hiếu ngày nay quy mô nhỏ hơn nhiều, nhưng cũng không kém phần đông đúc, đặc biệt là vào ngày phiên. Về quê, đi chợ cũng chỉ yếu là chơi, thấy chợ quê đông vui và khác nhiều so với những chợ ở thành phố. Những ngày nông nhàn chợ đông người và tan muộn hơn. Một năm có một ngày 27 tháng chạp phiên chợ Tết, ai về quê xin hãy đừng quên đi chơi chợ Hiếu phiên cuối cùng này nhé.



Chủ Nhật, 10 tháng 1, 2010

Khi làng vào hội



Đánh trống, gõ phách, kéo nhị, thổi kèn...cứ ngỡ đây là phường nhạc  bát âm ở đâu được làng mời đến, nhưng nhìn lại mới nhận ra đó người quê mình. 
Từ những đoàn nam quan, nữ tế, cho đến những đội văn công cũng là những con người ở quê thường ngày lam lũ với đồng ruộng, nhưng khi làng vào hội họ trở nên thật cao cả vô cùng.



Cần có một cái tên


Người dân vẫn quen gọi cây cầy này là cầu ông Mão, hay cầu ông Xiểm (lý do là hai ông này trước đây nhà gần cầu), nhưng cây cầu cũ đó sau bao tháng ngày ọp ẹp đã được xây lại bằng một cây cầy bê tông đẹp và chắc chắn hơn.
Do cầu bắc qua sông N2 trên trục đường Kha Lý-Thọ Cách. Cầu lại là cửa ngõ đi vào thôn Thọ Cách, phải chẳng nên đặt tên là cầu Thọ Cách?

Thứ Sáu, 8 tháng 1, 2010

Về đâu rác thải nông thôn?


Không có người đẩy xe gõ kẻng vào buổi sáng hay buổi chiều trên từng ngõ xóm, qua từng cửa nhà như ở thành phố để thu rác thải sinh hoạt. Ở quê là cứ đem ra đổ tập trung vào một nơi quy định nào đó. Đến ngày, đến tuần xóm cắt cử người làm vệ sinh chở rác đi đến một nơi khác.
Rác thải nông thôn ngày một nhiều và là vấn đề cấp bách cần phải có hướng giải quyết hợp lý. Xã đã có buổi ra quân làm vệ sinh môi trường, từ đó ý thức người dân cũng được nâng cao. Giờ đã là lúc mọi người phải có trách  nhiệm như nhau trong vấn đề bảo vệ môi trường sống quanh mình.

Mịt mù khói tỏa ngàn sương...

Khi có những nhà máy gạch công nghiệp như Hồng Quỳnh, Thụy Việt, Thái Thượng mọc lên, người dân ở quê giảm đốt lò gạch thủ công đi đáng kể. Mùa khô bây giờ thật dễ chịu hơn mấy năm trước rất nhiều, vì không còn nhiều khói lò gạch mịt mù như trước nữa.
Thi thoảng, ở rải rác các thôn vẫn còn một số lò gạch thủ công, nhưng đó cũng là niềm hạnh phúc của biết bao cụ già, em nhỏ.

Sắp mất dấu tích cuối cùng Đình Kha Lý


Đình Kha Lý bị chiến tranh tàn phá đã không còn nữa. Mảnh đất nơi ngôi Đình xưa nay là nhà của dân ở. Phía trước cửa Đình hiện chỉ còn duy nhất một chân cột cờ bằng xi măng do giặc Pháp thời đó sau khi biến Đình thành Bốt xây lên. Có thể sắp tới, nếu con đường 39 cũ này được nâng cấp thì dấu tích cuối cùng để xác định vị thế Đình Kha Lý cũng sẽ không còn nữa.

Bia đá chùa Sấm thách thức nổi gió mưa?


Đã từng có một bản dịch ra tiếng Việt nội dung của hai tấm bia đá này, nhưng sau khi hiểu ra được những gì trên hai tấm bia đá này ghi chép, thì xem ra người ta cũng quên luôn chuyện nâng niu nó thế nào. Chùa Sấm hay có tên là Cổ Lẫm Tự có lịch sử hàng trăm năm, giá trị của hai bia đá này cũng không nên vì thế mà bị xem nhẹ.

Thi công đường ống dẫn nước sạch


Trong tiết mưa xuân, những con đường của Thụy Quỳnh trở lên nhếch nhác vì bùn đất. Nhưng sau khi thi công xong đường ống dẫn nước sạch này, người dân ở quê vào sẽ được dùng nước sạch.

Nước sẽ được lấy  từ Sông Hóa (bến Xuân) sau khi đã được xử lý thô lần đầu tại chỗ và dẫn về Trạm xử lý nước sạch. Nước từ đây sẽ được bơm 24/24 bằng máy nénm qua các dường ống dấn chính có phi 90 và phân vào những đường ống nhỏ hơn tới từng hộ gia đình. Hiện đã có hơn 90% hộ dân đăng ký sử dụng nước sạch.


Mừng xuân quê hương

Tác giả : Văn Trác

 Ngày xuân nâng chén rượu đào
Thảo thơm nghĩa mẹ dạt dào tình cha
Say hương vị tết quê nhà
Ân sâu Tiên tổ, ông bà truyền lưu
Bánh trưng huyền thoại Lang Liêu
Dâng cha ‘trời đất’ trọn điều nghĩa nhân
Xuân về cảnh đẹp vô ngần
Mưa xuân rây hạt, cành xuân nảy chồi

Bảng giá thóc giống tại Tp Thái Bình


Nhất nước nhì phân tâm cần tứ giống. Đây là bảng giá thốc giống phục vụ cho bà con nông dân vụ xuân 2010. Ảnh được chụp tại một cửa hàng cạnh cổng Trung tâm giống cây trồng Tỉnh.

Tình bạn

Tác giả : Lương Thị Hải Nhạn

Mình trẻ hay già ? Mải mê chẳng nhớ
Lỗi với ‘nhà’ với ‘vợ’-việc du chơi
Mười mấy năm xa bạn xa người
Nay gặp lại : Bạn-tôi, chẳng khác

Đứa ngốc nghếch, đứa thì tuếch toác
Người thật thà, người khoác lác,...ưa nhau !
Vẫn vẹn nguyên tình nghĩa trước sau
Vô tư trải lòng mình vui với bạn.

Quê tôi

Tác giả: Lê Bá Cả


Tôi sinh ra trên đất lành An Thọ
Suốt cả đời gắn bó với làng quê
Tuổi ấu thơ sáng đi học chiều về
Đưa trâu thả ngoài triền đê sông Hóa
Dòng nước đỏ những con thuyền hối hả
Từ Ninh Giang xuôi tận ngã ba sông
Bà xa xa tít tận đằng đông
Đàn cò trắng trên không vờn trong gió
Quê hương tôi xưa bạt ngàn cói cỏ
Từ cống Vân đến cống Vạn Đồng Tu

Chuyện chú mướp

Tác giả: Văn Trác

Nhà em có chú mướp choai
Mắt xanh râu biếc chân dài mình beo
Mỗi lần chú mướp kêu meo
Khiến cho lũ chuột hồn xiêu phách rời
Gặp hôm êm ả đẹp trời
Mướp lim rim mắt nằm ngơi nóc nhà
Chuột tưởng mướp ngủ mò ra
Lấm la, lấm lét dò la trông chừng
Đắn đo chân bước ngập ngừng
Vểnh tai khịt mũi khom lưng rùng mình
Thời cơ đến bất thình lình
Mướp ta tung mình quật chuột chết tươi

Mai dài hơn cuốc

Tác giả: Vũ Bào

Tháng bẩy một sáng hôm rằm
Mổ con gà trống đặt bàn cúng ông
Bà ơi chợ vẫn còn đông
Tiền đây mua rượu cùng đồng bánh đa
Này ông! Vừa nói gì đa
Sản phẩm không nạp còn đa với mỳ

Nghĩa trang liệt sỹ

Tác giả : Nguyễn Văn Dấp

Viếng thăm người đã yên nằm
Thiên đàng một cõi ngàn năm non bồng
Kỳ Đài Tổ Quốc ghi công
Trời xanh lộng gió cờ hồng tung bay
Hàng quân lăng mộ thẳng ngay
Vẫn nhìn theo ngọn cờ bay lưng trời
Những ngôi sao tỏa sáng ngời
Nghiêm trang đội mũ như thời xuất binh
Người đi chiến dịch Điện Biên
Người cùng đánh Pháp khắp miền Trung Du

Đổ rác ven đường

Tác giả: Đào Phiếm

Có năm cụ ở xã ta
Đi bộ thể dục cho da hồng hào
Đi từ Bái Kiện vòng vào
Qua làng Kha Lý đến cổng chào làng Vân
Thoang thoảng mùi hôi thối như phân
Từ đống rác thải mà dân đổ đường
Làm cho các cụ chán trường
Sáng sau không tập đứng vươn tại nhà
Mới hỏi các cụ nhà ta
Không cùng nhau tập chắc là làm sao
Cụ cười hàm lợi phều phào
Cứ đi đường ấy ho lao có ngày
Rác rưởi đổ khắp đó đây
Mấy ông phụ trách việc này nghĩ sao
Có nên tẩy uế cho mau
Sạch làng tốt ruộng bảo nhau mà làm./.

Đào Phiếm
Kha Lý

Nghiện ngập

Tác giả: Vũ Kha

Ai ơi nghe đọc tin này
Buồn sao cái cảnh suốt ngày say sưa
Chồng chị một chén là vừa
Chồng em mười cốc vẫn chưa thấm gì
Chồng chị vui vẻ một ly
Chồng em thì cứ tỳ tỳ mấy chai
Uống khuya, uống khoắt sớm mai
Uống ba bốn bữa lai rai cả ngày
Bốn mùa cứ ngất ngưởng say
Siêu so lảo đảo trời hay chăng trời
Bao giờ cho được thảnh thơi
Thét lên một tiếng chồng ơi là chồng./.

Vũ Kha
An Bái

Tìm đọc thơ

Tác giả: Phan Khới

Nhiều người mơ ước lâu rồi
Thụy Quỳnh nay được ra đời tập thơ
Dù ta có bận sớm trưa
Hãy tìm và đọc tập thơ Thụy Quỳnh
Vần thơ chân thật hữu tình
Nêu lên truyền thống Thụy Quỳnh xưa nay
Thụy Quỳnh có tập thơ hay
Là nhiều tác giả chung tay góp vào
Tập thơ cổ vũ phong trào
Mong nhiều tác giả gửi vào tập thơ./.

Phan Khới
An Bái

Gương người cao tuổi

Tác giả: Nguyễn Thị Hồng

Cụ nay đã ngoại thất tuần
Đầu phơ phơ bạc sức xuân tràn trề
Sớm chiều vui cảnh đồng quê
Răn con dạy cháu giữ lề gia phong
Sống cho hòa thuận cộng đồng
Khỏe vui có ích trong lòng thảnh thơi
Mỗi năm thêm một tuổi đời
Nghĩa tình trọn vẹn xứng người tuổi cao
Ngẫm xem càng thấy tự hào
Những thời chinh chiến biết bao chiến trường

Tự hào và trách nhiệm

Tác giả: Nguyễn Văn Thuận

Cờ hoa rực rỡ một vùng
Tự hào kiêu hãnh anh hùng là đây
Người An Thọ đã dựng xây
Quê hương xứ sở hôm nay Thụy Quỳnh
Cội nguồn từ thuở khai sinh
Mượt mà quê lúa đượm tình xóm thôn
Êm đềm nào ước gì hơn
Đói no san sẻ tình thôn nghĩa làng
Giặc về gây nỗi kinh hoàng
Đốt nhà cướp của ngang tàng sát nhân

Thụy Quỳnh giàu đẹp

Tác giả : Nguyễn Văn Quý

Thụy Quỳnh cảnh đẹp dân giàu
Là nơi cách mạng loạt đầu tỉnh ta
Nay cùng đất nước nở hoa
Người người no ấm, nhà nhà vui thay
Vinh quang nay bỏ những ngày
Gian lao sống với giặc ngoài thù trong
Thanh bình chung sức chung lòng
Dựng xây hợp tác cấy trồng chăn nuôi
Người người lao động sớm chưa
Đưa năng suất vượt chiêm mùa bội thu
Từ nay cho đến dài lâu
Dẫu thôn phồn thịnh nhu cầu tăng cao
Tạo đà định hướng phong trào
Thi đua đổi mới tiến cao tiến đều
Đảng ta khởi sướng dẫn đường
Tiến lên cả nước phú cường hôm nay
Mọi người khi nhớ từ đây
Ơn nhờ Đảng Bác đổi thay cuộc đời./.

Nguyễn Văn Quý
Kha Lý

Vịt vào đồng

Tác giả: Nguyễn Văn Dấp

I/ Lạch bạch như vịt mà tài
Tai ù càng cạc khó ai sánh cùng
Xuất thần như những đặc công
Trên đồng luồn lách dưới sông lặn mò
Trời còn mờ đất tinh mơ
Đã hành quân khắp các bờ máng mương
Lúa đồng như thể chiến trường
Thừa cơ đột kích khi đường chưa ai
Hiệp đồng cùng thả sức nhai
Cùng no thẳng dẳng cùng nhoài ra sông

Về lăng viếng Bác

Tác giả: Lê Viết Phán

Sáng nay mười chín tháng năm
Con từ quê lúa về thăm Bác Hồ
Vui mừng trước cảnh thủ đô
Ba Đình đầy nắng rực cờ vàng sao
Chúng con nối gót đi vào
Từ nơi Bác nghỉ ánh hào quang soi
Nghẹn ngào thương nhớ Bác ơi
Rừn rưng nước mắt đầy vơi khôn cầm
Đi quanh linh cữu Bác nằm
Mà con cứ tưởng trăng rằm sáng trong

Nụ hôn của mẹ

Tác giả : Lê Văn Hoan

Com rời trường mầm non
Năm nay lên lớp một
Mẹ khuyên con học tốt
Mới học hai tháng đầu
Con viết trọn được câu
« Con rấy yêu cha mẹ »
Mẹ thưởng con mẹ nhé
Mẹ thưởng con gì nào ?
Con hằng những ước ao
Một nụ hôn mẹ thưởng
Con vô cùng sung sướng
Cùng cố gắng học chăm
Mẹ ơi
Con của mẹ cuối năm
Sẽ là học sinh giỏi
Tấm bằng khen tươi rói
Con tặng mẹ của con./.

Lê Văn Hoan

Thơ ca mùa hè

Tác giả: Lê Phan Sen

Con ve báo hiệu mùa hè
Em rời trường lớp được về nghỉ ngơi
Về nhà em chẳng ham chơi
Rủ nhiều các bạn về vui trong nhà
Trước là thỏa thích múa ca
Sau là dọn dẹp lau nhà quét sân
Mến cha cái đức chuyên cần
Mến mẹ cái nết tảo tần sớm trưa
Em không ra nắng vào mưa
Không ra đường lớn chơi đùa lố lăng
Nếu không cùng bạn ngắm trăng
Thì cùng đèn sách siêng năng học bài
Em là thế hệ tương lai
Là mầm non của ngày mai nước nhà
Làm vui lòng mẹ lòng cha
Lòng thầy cô dạy, học là phải siêng
Ngày mai em trở lại trường
Thấy ngoan học giỏi, Thầy thương cô chiều./.

Lê Phan Sen
Thọ Cách

Cô gái môi trường

Tác giả: Vũ Hiện

Một hôm tôi gặp dọn vệ sinh
Đứng ngắm hồi lâu tự trách mình
Rác thải đưa ra không đổ gọn
Vất bừa vất bãi vất linh tinh

Hoan hô cô gái dọn vệ sinh
Vì cả xóm thôn chẳng riêng mình
Đường ngang ngõ tắt đều sạch sẽ
Đẹp thay cô gái dọn vệ sinh./.

Vũ Hiện
Hoa Quận

Môi trường sống

Tác giả: Nguyễn Văn Dấp

Lại mùa đốt gạch khói ngút trời
Lá vàng thương tiếc lá xanh rơi
Đàn chim tan tổ ngơ ngác đứng
Mấy thợ nâng nâng chén rượu ngồi
Thương các cụ già ho như cuốc
Sót bầy con trẻ ngạt trong nôi
Mầm non kêu cứu môi trường sống
Hãy trả xuân về với đời tôi

Rau quả xanh non mượt đồng màu
Bảy ngày ba bận họ phun sâu
Rau bày ngoài chợ, người bán vội
Quả rước về nhà khách xơi mau
Người ăn nào biết mình mắc bệnh
Kẻ bán đếm tiền biết chi đau
Hỡi ai tai điếc không sợ súng
Chất độc giết người ngọt hơn dao./.

Nguyễn Văn Dấp
Kha Lý

Họp mặt hội thơ

Tác giả: Vũ Hiện

Ba xuân tuổi hội thơ ta
Toàn là tác giả đã già mới hay
Đã từng đè gió cưỡi mây
Đã từng đánh Mỹ, đánh Tây một thời
Đã đi công tác khắp nơi
Tham gia hoạt động một thời tuổi xuân
Nay về là một thường dân
Cố khai thác lại những vần thơ hay
Mà sao thấy khó lắm thay
Khó hơn cả những chuỗi ngày xông pha
Vì lòng yêu mến thơ ca
Góp phần xây dựng quê nhà đẹp hơn
Ngày vui gặp mặt đầu xuân
Thành tâm đóng góp mấy vần nôm na
Chúc mừng toàn hội thơ ta
Ra đời tiếp tập thơ ca Thụy Quỳnh./.

Vũ Hiện
Hoa Quận

Nhớ về quê hương

Tác giả: Phạm Trọng Cuông

Nhớ về quê hương đường đất lội lầy
Ngày nay đường gạch mặc trời nắng mưa
Bái Kiện tên gọi năm xưa
Khi gần nhớ bẩy khi xa nhớ mười
Nhớ cây đa, nhớgiếng khơi
Nhớ người năm ấy nụ cười chia tay
Nhớ ai vất vả đêm ngày
Việc nhà việc xóm cả hai vẹn toàn
Xây dựng miếu, sửa chùa làng
Cùng dân đóng góp hàng ngàn ngày công
Chiều chiều ra đứng bờ sông
Ngắm nhìn phong cảnh mà không muốn về
Sắt son giữ trọn lời thề
Xây dựng Bái Kiện miền quê đẹp giầu./.

Phạm Trọng Cuông
Bái Kiện

Xuân hy vọng

Tác giả: Đào Ngọc Bồng

Tiễn xuân Bính Tuất đón xuân sang
Mừng xuân Đinh Hợi thịnh  an khang
Xuân này đổi mới tư duy mới
Đảng dẫn đưa đường, dân vẻ vang,

Xuân của niềm tin xuân ước mong
Đại hội Đảng Mười sáng suốt trong
Lòng dân ý Đảng niềm hy vọng
Nhà máy, biển, đồng rực chiến công

Đại hội chủ trương nước dân giầu
Tài nguyên khoa học kiến thức sâu
Công nghiệp tiến nhanh hiện đại hóa
Bốn biển năm châu đón vẫy chào./.

Đào Ngọc Bồng
Kha Lý