Thứ Ba, 26 tháng 1, 2010

Bài thơ "Gửi Mẹ" của Nguyễn Đức Cảnh


Tác giả: Nguyễn Đức Cảnh
“Lọt cửa sổ gió đông hiu hắt
Ván xà lim lạnh ngắt như đồng
Não lòng cho khách anh hùng
Mơ  màng thần mộng tới trong quê nhà
Xót tình con trẻ mẹ già
Tấm lòng thương nhớ biết là có nguôi
Chốc đà bảy, tám năm trời
Huyên đường nay đã da mồi tóc sương
Một mình trằn trọc canh trường
Nát lòng muôn việc giữa đường chưa xong
Ngổn ngang trăm mối bên lòng
Xông pha giông tố chỉ mong độ về
Hồn còn mang nặng lời thề
Nát thân chưa dễ đền nghì trời mây
Tạ từ vĩnh quyết từ đây
Cúi xin từ mẫu chóng khuây nỗi buồn”.



Nguyễn Đức Cảnh sinh vào rạng sáng ngày 2-2.1908 tức là ngày mồng một tết nguyên đán năm 1908 tại thôn Diêm Điền xã Thuỵ Hà, huyện Thụỵ Anh, tỉnh Thái Bình (nay thuộc thị trấn Diêm Điền, huyệ Thái Thụy, tỉnh Thái Bình), trong 1 gia đình nhà nho yêu nước. Ông thân sinh đồng chí Nguyễn Đức Cảnh là Nguyễn Đức Tiết thi đỗ cử nhân khoa Mậu Tý nhưng ông không ra làm quan nhà dạy học. Nguyễn Đức Cảnh là con thứ  3 trong gia đình có 4 anh chị em. Học xong sơ học yếu lược Nguyễn Đức Cảnh lên thành phố Nam Định vào học trường Thành Chung, tại đây ông làm bạn thân với Đặng Xuân Khu (tức đồng chí Trường Chinh), Phan Đình Khải (tức đồng chí Lê Đức Thọ), Lương Khánh Thiện… và sau này họ dần dần trở thành linh hồn của những nhà hoạt động cách mạng nổi tiếng.

(Nguyễn Đức Cảnh 1908 -1932)
Từ những năm 1922 - 1926 các hoạt động yêu  nước của học sinh trường Thành Chung đã liên tục nổ ra dưới cac 1hình thức: tuyên truyền phổ biến các loại sách báo của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, tham gia đấu tranh đòi thả tự do cho cụ Phan Bội Châu, lễ truy điệu cụ Phan Chu Trinh… Trong thời gian này Nguyễn Đức Cảnh cũng là thành viên tích cực của đội kịch không chuyên, nhằm ca ngợi lòng yêu  nước của đồng bào được rất nhiều khán giả ủng hộ. Những hành động của nhóm học sinh tiến bộ trường Thành Chung không thể qua được nắt bọn mật thám và thực dân Pháp, sau cuộc bãi khóa Nguyễn Đức Cảnh bị đuổi học phải lên Hà Nội học đánh máy chữ, sau đó chuyển sang làm thợ sắp chữ ở nhà in.
Năm 1927 Nguyễn Đức Cảnh được Việt Nam Thanh niên quốc dân Đảng cử ra nước  ngoài gặp Tổng bộ Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội làm việc thống nhất lực lượng  chống thực dân Pháp xâm lược. Đến Trung Quốc anh may mắn được dự lớp huấn luyện chính trị do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tổ chức. Hiểu rõ con đường đi đúng đắn của cach mạng Việt Nam Nguyễn Đức Cảnh ly khai Việt Nam quốc dân Đảng tham gia Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội. Khi trở về nước Nguyễn Đức Cảnh được cử làm bí thư tỉnh bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội ở khu vực Hải Phòng- Kiến An- Hồng Gai và trở thành một trong những nhà hoạt động cách mạng tích cực của phong trào vô sản hóa.
Ngày 28/7/1929 tại số nhà 15 Hàng Nón, Hà Nội đã tiến hành đại hội thành lập Tổng công hội đỏ Bắc Kỳ. Tham dự đại hội có các đại biểu đại diện cho công hội do thành phố Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, khu mỏ Đông Triều, Mạo Khê… Đại hội đã bầu ban chấp hành lâm thời Tổng công hội đỏ do đồng chí Nguyễn Đức Cảnh Ủy viên Ban chấp hành Đông Dương Đảng cộng sản  đứng đầu. Đại hội đã thông qua chương trình điều lệ của công hội đỏ đồng thời quyết định ra tờ báo Lao Động và tạp chí Công Hội Đỏ tiền thân của tạp chí Lao Động và Công Đoàn, là cơ quan ngôn luận và nghiên cứu lý luận của công đoàn Việt nam.



Thời gian này Nguyễn Đức Cảnh về hoạt động ở Hà Nội làm trưởng ban công vận kiêm trưởng ban trị sự của công hội đỏ Bắùc Kỳ. Anh đã chỉ đạo nhiều cuộc đấu tranh gây dựng được nhiều cơ sở hoạt động cách mạng. Khi tên thống lý Hải Phòng tổ chức một chiến dịch tuyên truyền chống chủ nghĩa cộng sản Nguyễn Đức Cảnh đã viết ngay một quyển sách nhan đề là “Trả lời Korotécme” nhằm đập tan những luận điệu xuyên tạc phản động của tên cáo già thực dân này. Ngày 3/2/1930 Nguyễn Đức Cảnh tham gia thành lập Đảng cộng sản Đông Dương với tư cách là đại biểu Đông Dương cộng sản đảng. Tháng 12/1930 sau cao trào Xô viết nghệ tĩnh bùng nổ Nguyễn Đức Cảnh được điều vào tăng cường cho xứ Uỷ Trung Kỳ. Tên tuổi và hoạt động của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh làm kẻ thù nhiều lần phải điên đảo, chúng đã hứa trao giải thưởng rất lớn cho việc bắt được anh. Vào một ngày cuối tháng 3.1931 trên một chuyến đi công tác về làng Yên Dũng hạ ( Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An) Nguyễn Đức Cảnh đã bị sa lưới kẻ thù. Sở mật thám trung ương biết Nguyễn Đức Cảnh là một trong cán bộ lãnh đạo của Đảng nên chúng đã dùng nhiều đòn hiểm độc khảo tra suốt mấy tháng liền hòng khai thác tin tức tài liệu về Đảng nhưng nguyễn Đức Cảnh vẫn kiên trung bất khuất không hề tiết lộ điều gì. Bọn thực dân Pháp đành đưa ra tòa án và kết án tử hình. Trong những ngày chờ lên máy chém Nguyễn Đức Cảnh còn tranh thủ viết một bản tổng kết về phong trào công nhân và quyển sách Công nhân vận động để bí mật gửi ra bên ngoài. Tranh thủ truyền lại kinh nghiệm hoạt động cho Đảng cho đồng chí mình.Trong thời gian này Nguyễn Đức Cảnh còn tranh thủ viết bài thơ Gửi mẹ



“Lọt cửa sổ gió đông hiu hắt

Ván xà lim lạnh ngắt như đồng
Não lòng cho khách anh hùng 
Mơ  màng thần mộng tới trong quê nhà
Xót tình con trẻ mẹ già
Tấm lòng thương nhớ biết là có nguôi
Chốc đà bảy, tám năm trời
Huyên đường nay đã da mồi tóc sương
Một mình trằn trọc canh trường
Nát lòng muôn việc giữa đường chưa xong
Ngổn ngang trăm mối bên lòng
Xông pha giông tố chỉ mong độ về
Hồn còn mang nặng lời thề
Nát thân chưa dễ đền nghì trời mây
Tạ từ vĩnh quyết từ đây
Cúi xin từ mẫu chóng khuây nỗi buồn”.


Ngày 30.7.1932 chúng đứa Nguyễn Đức Cảnh xuống Hải Phòng và rạng sáng ngày 31/7/1932 chúng đã xử chém anh trước cổng nhà lao Hải Phòng, cạnh bờ sông Lấp khi đó anh mới 24 tuổi.
Nguyễn Đức Cảnh là một chiến sĩ cách mạng tiền bối của Đảng ta và phong trào cách mạng Việt Nam cùng với những người con ưu tú của những người con của dân tộc: Trần Phú, Ngô Gia Tự, Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Nguyễn Thị Minh Khai, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Phong Sắc…Tấm gương hoạt động  và sự kiên trung của Nguyễn Đức Cảnh mãi mãi còn làm cho các thế hệ trẻ học tập và tự hào.

Bài viết được gửi bởi Nguyễn Duyên Tâm


0 nhận xét:

Đăng nhận xét