Thứ Ba, 26 tháng 1, 2010

Nhà thơ GIA DŨNG đã chọn thơ truyền đời như thế nào?


Nhà thơ GIA DŨNG đã chọn thơ truyền đời như thế nào?
Mỗi một tập sách ra đời là điều mừng cho "quê lúa", nhưng tuyển tập văn chương Thái Bình mười thế kỷ đã gây không biết bao tranh cãi...
Nhà thơ Nguyễn Long nhận định về phần thơ trong tuyển tập “Văn chương Thái Bình mười thế kỷ” do nhà thơ Gia Dũng biên soạn: “Trong số những bài của đông đảo người viết chưa hề được bạn đọc ở địa phương biết đến ấy có thể nói nhiều nhất là ở Hưng Hà. Tập tuyển hầu như bê nguyên những bài thơ in trong tập Thơ Hưng Hà của những cây bút CLB thơ huyện Hưng Hà vào sách. Phải nói rằng thơ Hưng Hà 2 tập do Trung tâm văn hoá huyện ấn bản năm 2006 và 2008 chỉ được một số bài có chất thơ còn hầu hết là những bài ghép vần kể lể, là thơ thù tạc giao lưu trong CLB"

Nhà thơ Đỗ Trọng Khơi lấy được vợ là nhờ một… cuốn sách


Thái Bình có chuyện không ngờ
Nhà văn viết đứng, nhà thơ viết nằm...
     'Nhà văn viết đứng' là Trần Văn Thước, còn “Nhà thơ viết nằm” là Đỗ Trọng Khơi. Cách đây gần mười năm, tôi từng cất công tìm về vùng quê lúa, thực hiện bài phóng sự về hai nhân vật đặc biệt này. Họ đặc biệt bởi đều là những người khuyết tật, vượt lên số phận và trở thành nhà văn nổi tiếng. Hai bài viết sau khi đăng báo, xôn xao dư luận, đã được chọn đưa vào tập chuyện làng văn nghệ và chân dung văn nghệ sĩ mang tên “Đa tài và đa tình” (NXB Hội Nhà văn ấn hành năm 2005)…


 Đầu tháng 6-2009, tôi bất ngờ nhận được điện thoại của nhà thơ Đỗ Trọng Khơi thông báo anh sắp cưới vợ. Tôi càng bất ngờ hơn, khi nghe Khơi nói anh sắp lấy được vợ là nhờ cuốn sách “Đa tài và đa tình” của tôi: Một cô gái ở tận Bạc Liêu khi đọc bài viết trong đó, đã cảm động mà tình nguyện làm vợ anh. Đám cưới của hai người đã được tổ chức vào ngày Chủ nhật, 14-6-2009.

Chợ quê


Tác giả: Hà Cừ
Bao năm về lại chợ quê
Người đi vẫn cứ nón mê, áo chằm
Vàng hương, mũ mã tuần rằm
Liêu xiêu chiếc thúng người cầm nơi tay
Chợ quê con tép cũng gầy
Con cua, con cá dính đầy bùn tươi
Mớ rau muống, mớ mồng tơi
Quả bầu, quả bí nói lời gió sương
Chênh vênh mái lá bên đường
Ào ào ngọn gió bụi vương trắng bờ...

Sông Hoá


Tác giả: Tô Ngọc Thạch
Nước ta có nhiều dòng sông nổi tiếng. Nổi tiếng về chiều dài, độ lớn. Nổi tiếng về sự hung dữ. Nổi tiếng về những chiến công lịch sử. Và còn rất nhiều dòng sông nhỏ của từng vùng từng miền. Như con sông Hóa trong thơ Tô Ngọc Thạch chẳng hạn. Con sông ranh giới giữa Hải Phòng và Thái Bình, người nơi khác không biết có nó. Thì bây giờ tôi, anh, mọi người biết có nó, biết thêm một con sông mới, sông Hóa. Sông có thật, nhưng cũng là sông của kỷ niệm, của thi ca.

Bài thơ "Gửi Mẹ" của Nguyễn Đức Cảnh


Tác giả: Nguyễn Đức Cảnh
“Lọt cửa sổ gió đông hiu hắt
Ván xà lim lạnh ngắt như đồng
Não lòng cho khách anh hùng
Mơ  màng thần mộng tới trong quê nhà
Xót tình con trẻ mẹ già
Tấm lòng thương nhớ biết là có nguôi
Chốc đà bảy, tám năm trời
Huyên đường nay đã da mồi tóc sương
Một mình trằn trọc canh trường
Nát lòng muôn việc giữa đường chưa xong
Ngổn ngang trăm mối bên lòng
Xông pha giông tố chỉ mong độ về
Hồn còn mang nặng lời thề
Nát thân chưa dễ đền nghì trời mây
Tạ từ vĩnh quyết từ đây
Cúi xin từ mẫu chóng khuây nỗi buồn”.


Nỗi nhớ Diêm Điền


Tác giả: Đoàn Văn Nghiêu
Kính tặng anh NGUYỄN ĐỨC ĐÁT
Diêm Điền ơi! Gió Lộng mù khơi
Người ra đi để ai chờ ai đợi
Nỗi nhớ khôn nguôi trải xa vời vợi
Cứ nghẹn lời, thương nhớ lắm người ơi!
*
Cảng Diêm Điền mây trắng chơi vơi
Ngóng phía chân trời mong tàu về cập bến.
Xóm Cồn nhớ tuần trăng anh đến
Hương hoa Hoè còn ngát lối người qua.

*